Đến mùa khô thì nhện đỏ lại gây hại mạnh trên cây hoa hồng, việc phòng trừ lại rất khó khăn, cứ phun thuốc xong 2-3 hôm sau lại tái phát.
Có khi nhện đỏ hoa hồng chẳng chết mà còn khỏe hơn trước
Vậy dấu hiệu nhận biết nhện đỏ hoa hồng như thế nào?
thức ăn của nhện đỏ là chất dệp lục trên lá của cây hoa hồng
những tổn thương hở mà nhện đỏ tạo ra trên lá cây, là nơi viruts, vi khuẩn, nấm bệnh có thể dễ dàng sâm lấn
nhện đỏ làm lá cây không còn tổng hợp được dinh dưỡng nữa, kết quả là toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa hồng bị đảo lộn, cây còi cọc không chịu lớn, không chịu ra hoa.
Diệt trừ nhện đỏ hoa hồng bằng thuốc trừ sâu có tên như sau:
Nhện đỏ đang tàn phá lá cây hoa hồng |
- Nhện đỏ hoa hồng là con gì? trông nó như thế nào?
- Dấu hiệu gì để nhận biết nhện đỏ trên cây hoa hồng?
- Cách nhận biết phân biệt nhện đỏ với bọ trĩ
- tại sao nhện đỏ lại nhờn thuốc?
- Đề phòng nhện đỏ quay trở lại cần những biện pháp gì
Nhện đỏ hoa hồng là bệnh gì?
Bệnh nhện đỏ hoa hồng thực chất là một loại rệp trích hút nhựa lá cây.
Nhện đỏ có tên gọi là tetranychus urticae koch.
Với kích thước bé như con bọ mò rất nhỏ, với màu sắc đỏ hoặc màu hồng
bạn có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường hoặc kính lúp.
Gọi là nhện đỏ vì chúng có thể chăng tơ nhưng chỉ hút nhựa cây để sống, Tất nhiên là nhện đỏ khác với loại nhện chăng tơ, giăng bẫy bắt côn trùng
Hình ảnh tơ nhện trên quả hoa hồng . Loài nhện này có lợi |
Nhện giăng tơ bắt côn trùng là loài có lợi |
- con nhện đỏ cái to hơn con đực, trong vòng đời sinh sản con cái có thể đẻ hàng trăm trứng, vòng đời của nhện đỏ cực ngắn khoảng 20 ngày, giai đoạn trứng có thể nở sớm hay muộn tùy theo thời tiết.
- trứng nhện đỏ có kích thước nhỏ, hình cầu hoặc màu vàng nhạt đến hồng, kích thước 0,12-0,15 mm (khó có thể trông thấy bằng mắt thường)
- giai đoạn ấu trùng và nhện trưởng thành: từ 3 đến 6 ngày.
- Nhện giai đoạn nhỏ và giai đoạn trưởng thành phá hoại nhiều nhất, chúng dùng vòi trích vào bề mặt lá, mặt trước và sau những lá già, lá bánh tẻ.... làm cho lá bị vàng đốm.
Giai đoạn trưởng thành và sinh sản, nhện cái đẻ trên lớp tơ mỏng. Thời gian trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ.
Hình ảnh nhện đỏ trên lá cây hoa hồng |
Dấu hiệu nhận biết nhện đỏ hoa hồng và tập quán gây hại
Nhện đỏ hoa hồng khác với bọ trĩ. Đôi khi cây nhà bạn còn mắc kép 2 bệnh cực kỳ nguy hiểm trên,
xem thêm > dấu hiệu nhận biết bọ trĩ và cách phòng trừ bọ trĩ làm xoăn lá non, biến dạng nụ, hoa
Vậy dấu hiệu nhận biết nhện đỏ hoa hồng như thế nào?
thức ăn của nhện đỏ là chất dệp lục trên lá của cây hoa hồng
khi nhện đỏ trích hút, làm mất đi chất dệp lục tại lá
làm lá hoa hồng bị bạc màu, xuất hiện các đốm vàng li ti
khác với một số bện đốm vàng lá do nấm, và đặc biệt mình có thể quan sát con nhện đỏ bằng mắt thường.
Đó là những dấu hiệu đầu tiên nhận biết cây hoa hồng nhà bạn bị nhện đỏ tấn công
những tổn thương hở mà nhện đỏ tạo ra trên lá cây, là nơi viruts, vi khuẩn, nấm bệnh có thể dễ dàng sâm lấn
vậy khi cây hoa hồng bị bện nhện đỏ thì rất dễ mắc kèm theo một số bện khác
nhện đỏ làm lá cây không còn tổng hợp được dinh dưỡng nữa, kết quả là toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa hồng bị đảo lộn, cây còi cọc không chịu lớn, không chịu ra hoa.
Lá cây bị vàng do nhện đỏ |
Cách diệt trừ nhện đỏ gây hại trên cây hoa hồng như thế nào?
Diệt trừ nhện đỏ hoa hồng bằng thuốc trừ sâu có tên như sau:
- Alfamitc
- calicydom200EC
- super bomb 200 ec
- redmine 500 sc....
Bảng ghi tên thuốc trị bệnh nhện đỏ |
Nhện đỏ hoa hồng kháng thuốc trừ sâu
Nhện đỏ hoa hồng không khỏi dứt điểm mà cứ dai dẳng gây hại cho cây hoa hồng nhà bạn,
có khi phun thuốc trừ sâu cảm giác chúng không chết mà còn sống khỏe mạnh hơn.
Tại sao lại vậy?
Do hình dạng nhện đỏ có lớp da mỏng đến nỗi ánh sáng có thể xuyên qua cơ thể chúng, vậy cơ thề chúng gần như bão hòa với điều kiện môi trường
nên thuốc bảo vệ thực vật dễ dàng ngấm vào cơ thể nhện đỏ.
Thông thường thuốc trừ sâu có thể làm chết nhện đỏ trong vòng 24 tiếng.
Nhưng trong thực tế trong 24 tiếng này nhện cái vẫn có thể sinh sản hàng trăm trứng, thuốc trừ sâu làm chết nhện đỏ nhưng không thể làm chết trứng.
Số trứng mới này mang sẵn một lượng thuốc trừ sâu nhất định, vì vậy lứa nhện mới có khả năng kháng lại thuốc.
10 ngày sau lại tiếp tục sinh sản cứ như vậy theo cấp số nhân
biện pháp chữa bệnh nhện đỏ tiêu cực nhất mà mình đã từng làm là vặt bỏ toàn bộ lá, đốn tỉa toàn bộ cây trong vườn và mang toàn bộ cành lá đem đi đốt
Nhưng biện pháp này chỉ áp dụng với mình vì quy mô nhỏ vài chục cây hoa hồng.
Còn nếu với diện tích lớn, quy mô vài nghìn cây thì biện pháp này không khả thi vì gây tổn thất kinh tế rất lớn
Đề phòng nhện đỏ trên cây hoa hồng
Nhện đỏ hoa hồng không tự sinh ra, mà chúng có ở trên những lá cây cam, quýt , bưởi ,chè ,.. và cỏ dại quanh nhà
Qua các vật trung gian truyền bệnh như (ong mật, chim sâu, bướm, và phát tán nhờ gió)
nhện đỏ dễ dàng phát tán lây lan vào vườn hoa hồng nhà bạn
vì vậy phòng bệnh nhện đỏ là ưu tiên hàng đầu
- Nguồn giống sạch bệnh: khi bạn nhập giống hoa, hoặc mua bất kỳ cây hoa hồng ở shop hoa, thì bạn phải luôn đảm bảo cây hoa bạn mang về không có nhện đỏ
- phát hiện sớm bệnh nhện đỏ ngay từ khi chúng "động 1 cái móng chân nhỏ xíu "vào vườn của bạn 😊 vì càng phát hiện sớm bao nhiêu thì khả năng chữa bệnh nhện đỏ hoa hồng và phục hồi nhanh bấy nhiêu
- Tỉa cành tạo tán, cắt tỉa thường xuyên. Để cho cây hoa hồng nhà bạn thông thoáng
- bón phân cân đối cho cây, không bón quá nhiều phân đạm
- bón phân có nguồn gốc hữu cơ, phân chuồng hoai mục
- Để cho cây hoa hồng nhà bạn phát triển cân đối, khỏe mạnh thì sức đề kháng của hoa hồng với nhện đỏ sẽ tốt hơn.
- xem thêm: hướng dẫn cách làm phân bón cá
- Dùng các biện pháp vật lý: tưới nước phun mưa, xịt nước dưới áp lực mạnh trực tiếp vào tán lá, mặt trước và mặt sau của lá
- Tại sao chỉ có mùa khô nhện đỏ lại phát triển? Vì mùa mưa rào nước đã rửa trôi hết nhện đỏ. (Biện pháp này rất hay, mình thường áp dụng tại nhà. Vừa tưới cho cây mà lại phòng trừ được bện nhện đỏ, mà lại không độc hại, không tốn một đồng tiền thuốc nào)
- Biện pháp dùng các chất hóa học không độc có sẵn trong nhà như nước hoa xịt phòng, dầu rửa bát pha dầu ăn, bột nở backingsoda, băng phiến, rượu tỏi, ớt ... mình thấy hiệu quả cũng khá tốt để đề phòng bênh nhện đỏ
- biện pháp cuối cùng mới sử dụng đến thuốc hóa học
- nhện đỏ rất dễ kháng thuốc, vì vậy bạn nên tránh sử dụng một loại thuốc, mà nên luân phiên sử dụng các loại thuốc khác nhau
- cùng mình xem video này được phát trên vtc16 kênh 3ntv truyền hình nông nghiệp nhé. Có hướng dẫn của chuyên gia về cách phòng trừ bệnh nhện đỏ cho cây hoa hồng đấy
Có gì thiếu xót, mong nhận được góp ý phản hồi của bạn!
0 Nhận xét