Chống Dịch Rệp Vảy Nến Như Chống Giặc

Khẩn cấp, dạo gần đây vườn hoa hồng nhà tôi có một con rệp rất lạ, tên của nó là rệp vảy nến

một khi nhà bạn đã bị con côn trùng chết tiệt này gây hại, nếu như không biết cách phòng trừ và chữa trị kịp thời thì trên 98 % cây hoa hồng nhà bạn sẽ phải chết

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh rêp vảy nến trên cây hoa hồng 
{tocify} $title = {Mục lục bài viết}
Thực ra hôm nay rảnh, trốn thu lu quanh quẩn trong cái vườn, sắp xếp lại mấy cái chậu cây, rồi làm cỏ chỗ này chỗ kia
đặc biệt là đi diệt mấy con rệp vảy này
cách phòng trừ và điều trị rệp vảy nến
mình hứa với bạn là trong bài viết này mình sẽ giới thiệu tên nhãn thuốc trừ sâu cực mạnh sẽ được liệt kê ở dưới đây (giới thiệu bởi chuyên gia hàng đầu trên kênh truyền hình nông nghiệp ) 

Cập Nhật Tình Hình Dịch Bệnh Rệp Vảy

Thời tiết nắng mưa thất thường đã làm gia tăng mật độ rệp vảy nến gây hại trên hoa hồng 
rệp vảy nến trên hoa hồng
Ảnh minh họa : rệp vảy nến gây hại trên thân cây hoa hồng 

Tại Mê Linh -Hà Nội . Rệp vảy nến đã xuất hiện với mật độ hơn 80%, chúng làm khô cành và chiết chết cây chì sau có 2 tuần xuất hiện.
Nếu như phát hiện loài côn trùng này sớm thì thiệt hại có thể giảm xuống tới dưới 10 %

Trong video này được phát tại kênh truyền hình nông nghiệp nông thôn 3NTV vtc16

Người hướng dẫn : tiến sỹ Đinh Văn Đức
cán bộ cục bảo vệ thực vật đã có mặt tại hiện trường .
Tại vườn hoa hồng nhà anh : Phan Văn Mạnh (xã Đại Thịnh -Mê Linh-Tp Hà Nội)

Đặc Điểm Nhận Dạng Của Rệp Vảy Nến 

Miêu tả: con côn trùng gây hại trên hoa hồng nhà bạn có một lớp giống như vảy cá, hoặc giống như vảy vỏ ốc? 
Chắc chắn cây hoa hồng nhà bạn đã bị dính rệp vảy nến gây hại rồi đó

chúng là một loài côn trùng có 3 cặp chân, bám trên thân cành cây
tên gọi của nó xuất phát từ việc toàn thân phủ một lớp vảy sáp bảo vệ giống như sáp nến.

Chúng thường sinh sôi nảy nở vào thời điểm thời tiết bất thường, nhệt độ cao, mưa nhiều.

Đặc biệt là thời điểm cuối mùa hè và thu, vào mùa đông xuân rệp ngừng phát triển 

Đặc Tính Gây hại của rệp vảy

Thức ăn của rệp chính là các chất dinh dưỡng trong thân cành cây
Nó làm cho hoa hồng héo khô dần rồi chết 
Không giống như bệnh nhện đỏ và bọ trĩ gây hại trên hoa hồng, chỉ tập trung tàn phá trên lá và nụ hoa.
Còn rệp vảy nến gây hại trên thân cành cây hoa hồng 
Chúng chỉ chọn những cành bánh tẻ hoặc thân cành già để gây hại mà không động đến phần lộc non của cây hoa hồng.

Trên phần non lại có một loại rệp gây hại khác đã được mình nhắc tới trong bài viết lần trước
nếu bạn chưa đọc bài viết đó thì hãy xem lại tại
Bài viết rệp muội xanh nhanh tay diệt trừ

Chúng bám cố định tại một vị trí trên cây để hút hết các chất dinh dưỡng.
Khi bị rệp tấn công thì hoa hồng nhà bạn sẽ có những biểu hiện như sau
  • Vỏ cây sần sùi như vảy nến 
  • Lá cây vàng dần rồi rụng xuống 
  • Cây ngưng phát triển hoặc kém hoa 
  • Bông nở không được đẹp và bị biến dạng xấu mã 
  • Thân cành cây dần chết khô... 
hoa hồng bị bệnh rệp vảy
Cây hoa hồng bị rệp vảy tấn công 

Sau khi cây chết khô rồi chúng sẽ nhờ nước, gió, nông cụ... và những vật trung gian truyền bệnh để có thể phát tán sang cây khác.


Ngoài cây hoa hồng thì rệp còn gây hại trên rất nhiều các loại cây trồng khác
Vd: cây sắn, rệp cây cafe, mía, đu đủ.. các loại cây ăn quả có múi như bưởi, cam, chanh...
rệp lợi dụng kiến để làm vật thế thân đáng sợ hơn gấp ngàn lần 

Quá Trình Cộng Sinh Giữa Rệp Và Kiến 

Rệp không thể tự mình di chuyển đi xa được.
Ở đâu có rệp thì nơi đó thường xuyên xuất hiện kiến để bảo vệ và chăm sóc (sự cộng sinh).

Mình đã quan sát thì nhận thấy một điều trong quá trình gây hại trên cây hoa hồng, con rệp hút chất dinh dưỡng, sau đó nó thải bài tiết ra chất đường mật và kiến lại rất thích chất ngọt

Và con kiến nó thấy mọi ngày rệp cung cấp mật nhưng mà hôm nay tự nhiên sản lượng lại giảm, chứng tỏ dinh dưỡng ở trên cây hoa hồng đã cạn kiệt rồi.
Thì kiến lại vận chuyển rệp sang cây khác để sinh sôi nảy nở và tiếp tục tàn phá vườn cây hoa hồng nhà bạn.
 
Ngoài các phương pháp lây truyền như trôi theo dòng nước, phát tán nhờ gió và các dụng cụ lao động.

Khi mật độ ít thì thường khó phát hiện, nhưng khi đã nhìn thấy rồi thì mật độ rệp tương đối cao và gây thành đại dịch cực kỳ nguy hiểm.

Tuy nhiên nếu như bạn biết cách phòng trừ đúng thời điểm và phối hợp đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật thì mình giám khẳng định là hoàn toàn có thể chế ngự được chúng. 

Thuốc trị rệp vảy nến trên cây hoa hồng

Nếu như bạn quá mệt mỏi với hàng tá các loại thuốc trừ rệp phun mãi mà chẳng thấy hiệu quả
hoặc nếu có chết nhưng không rõ rệt và lại sinh sôi tàn phá nhiều hơn.
Đừng lo lắng hãy đọc tiếp để biết tên thuốc mình giới thiệu ở phía dưới đây nhé

Các Loại Thuốc Sâu Cực Mạnh Hiệu Quả Nhanh Chóng

Quả thực phải công nhận là đối với con này là một trường hợp khó phòng trừ
nếu nói nó có dễ chết hay không thì nó nhỏ và quá dễ chết nếu như ngấm thuốc trừ sâu trực tiếp.
Nhưng đặc biệt ở chỗ là nó có một lớp vảy sáp bên ngoài bao bọc để bảo vệ toàn thân.

Cho nên phun thuốc trừ sâu thông thường thì ít có tác dụng.
Mà phun nhiều không hiệu quả, hoặc rệp có hết nhưng không đáng kể 
thuốc trị rệp vảy hoa hồng
Cây hoa hồng tree rose bị rệp vảy

Nếu như ở nhà bạn có một vài cây thì có thể sử dụng một bình xịt côn trùng thôi khỏi phải nói nhiều.
Hoặc là dùng bàn trải đánh răng +dấm+dầu rửa bát+kem đánh răng +thuốc tẩy
nhưng đó là quy mô nhỏ có thể áp dụng và không hiệu quả với vườn lớn.
Thử nghĩ 1 bình xịt côn trùng mua 70 nghìn phun cho 10 cây. Vậy với 1 vườn rộng thì không đủ kinh tế 

Tên Thuốc Điều Trị Rệp Vảy Nến Trên Cây Hoa Hồng 

ABAMECTIN ( tìm mua tại đây )
BENZOATE ( tìm mua ở đây ) DIAFENTHIURON ( tìm mua  )
CHLORPYRIFOS ETHYL ( tìm mua )
THIAMETHOXAM 
NITENPYRAM ( tìm mua ở đây ) ACETAMIPRID ( tìm mua ở đây ) SULFOXAFLOR + OIL(tìm mua )

Chú ý : phun kết hợp với dầu khoáng.
Tiếp theo nữa là trước khi phun thuốc bạn cần cắt tỉa cành bị bệnh đem đi tiêu hủy.
Việc làm này vừa hạn chế dịch hại lây lan, giúp cây khỏe hơn và tốn ít thuốc hơn.
Tránh phun một loại thuốc dẫn đến rệp có thể nhờn quen và kháng.
Vậy bạn nên phun luân phiên các loại thuốc nhé. Cach dùng và liều lượng ghi trên bao bì

Cách Đề Phòng Dịch Bệnh Rệp Vảy Nến Quay Trở Lại

Do canh tác và sử dụng thuốc nhiều nên dẫn đến các sinh vật, côn trùng có lợi cũng bị tiêu diệt.
Vậy đó là nguyên nhân cho rệp phát triển 

Để đề phòng trừ rệp vảy nến có hiệu quả bạn nên kết hợp với các biện pháp phòng trừ.
nghĩa là: ngoài việc chú trọng tiêu diệt sâu bệnh thì bạn cần chú ý nâng cao sức đề kháng sâu bệnh tự nhiên cho cây
  • Đối với vườn đã bị bệnh nặng thì cần cách ly triệt để
  • Tuyệt đối không nhân giống từ những hom đã bị bệnh
  • Sau một chu kỳ nên phá bỏ để luân canh cây khác để cho đất nghỉ tránh rệp còn trú ngụ trong đất
  • Làm luống cao và vét rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa
  • Sử dụng phân chuồng, hữu cơ hoai mục để bón lót với phân lân
  • Ngoài tỷ lệ NPK cân đối ra thì nên dùng phân có yếu tố vi lượng để cây khỏe mạnh
TÌM MUA PHÂN BÓN VI LƯỢNG TẠI ĐÂY
  • Thường xuyên cắt tỉa cành, vệ sinh toàn bộ khu vườn để tránh tồn dư làm nơi trú ngụ của rệp
  • Có thể sử dụng các loại thuốc trừ  sâu sinh học tự chế như rượu , gừng, tỏi, ớt, thuốc lào, ....) để phun phòng thường xuyên

Đăng nhận xét

0 Nhận xét