bí kíp chiết cành hoa hồng tuyệt đỉnh kungfu

nắm giữ cuốn bí kíp chiết cành hoa hồng tuyệt đỉnh kungfu, với những cách làm vô cùng đơn giản hiệu quả tức thì 

Trong việc nhân giống hoa hồng cực kỳ dễ dàng, đơn giản chỉ trong một nốt nhạc và được chỉ dẫn từng bước bằng hình ảnh

Cuốn bí kíp chiết cành hoa hồng này là tổng hợp những câu hỏi, băn khoăn của chính bạn!
Tất cả mọi bí mật sẽ được tiết lộ ở trong quyển nhật ký chiết cành tuyệt đỉnh này 

Khi chiết hoa hồng cần chọn vị trí khoanh vỏ cho phù hợp

Đồng ý với bạn là có thể chiết cành hoa hồng ở bất kỳ vị trí nào trên thân cây cũng được
Mình thấy chỗ nào đẹp và tiện thì mình tiến hành khoanh vỏ thôi!

Hãy khoanh vỏ ở những chỗ có chãng nhánh, thì tỷ lệ ra rễ nhiều hơn, thậm chí là sẽ rút ngắn được thời gian ra rễ từ 30 ngày xuống còn 20 ngày

Tại sao lại có hiện tượng này? 

Điểm thích hợp nằm dưới chỗ nhánh khoảng 1 đến 2 cm, chãng cây và những chỗ phân nhánh sẽ là nơi trao đổi chất nhiều nhất
khi bị khoanh vỏ thì chất dinh dưỡng sẽ bị ứ đọng lại và từ đó sẽ tạo ra mô rễ nhiều hơn.
Hiệu quả trông thấy rõ rệt 100 %

nếu nói xuông thì lại bảo là chém gió nói phét 
Một bức ảnh thay ngàn lời nói 
chiết hoa hồng bằng rễ bèo
Hình minh họa khi bó bầu ở phía chỗ có chãng thì tỷ lệ rễ nhiều hơn hẳn  

Ngày xưa chả biết cứ tham chiết luôn một phát được 1 cành treerose luôn.
Nên nó ra rễ chậm là phải rồi.

Có thể ví thân treerose nó thẳng tắp giống với đường cao tốc
Việc tạo cây treerose cần có thời gian, không thể đốt cháy giai đoạn được 

Vậy tóm lại: muốn cây hoa hồng ra rễ nhiều, nhanh, rút ngắn thời gian thì hãy chọn vị trí khoanh vỏ cho phù hợp bạn nhé 
Ưu tiên những chỗ gần chãng nơi có nhiều nhánh sẽ ra rễ  99,8%

Có khi nào cây chiết mọc tầm xuân hay không? 

Điều này là không thể, bởi vì chiết hoa hồng và giâm cành là nhân bản vô tính, nó sẽ có đầy đủ kiểu gien và kiểu hình giống với cây mẹ 

Chỉ có cây ghép tầm xuân thì nó mới tòi mầm tầm xuân lên thôi
Mời bạn xem thêm: hoa hồng tầm xuân và cách nhận biết
Kỹ thuật nhân giống bằng cách ghép tầm xuân

mùa vụ chiết cành hoa hồng

Một câu hỏi về thời vụ để chiết cành đạt hiệu quả 100% 
mặc dù có thể giâm cành hoặc chiết hoa hồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. 
Vậy hãy biết chọn thời điểm giâm chiết cành hoa hồng cho phù hợp bạn nhé.
Nó đóng vai trò quyết định thậm chí là mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế 

Các nhà vườn lớn sẽ không nhân giống vào khoảng thời gian nắng nóng, bởi vì làm thế tốn thời gian, nhân công, mà sản phẩm làm ra không thể bán được
Người chơi như bạn dại gì mà mua bầu chiết lúc nắng nóng về trồng hiệu quả không cao

Vậy khi chiết hoa hồng trong khoảng thời gian này bạn nên tăng kích thước của bầu cây lên nhé

 bây giờ nắng to thì tăng bầu chiết lên kích thước lên nhé!

Cứ tưởng tượng cây hoa hồng nó cũng giống như con người vậy. Mùa lạnh thì mặc nhiều áo lên để giữ ấm.
 
Vậy hoa hồng cần chống lại cái nóng thì phải tăng kích thước bầu, rễ bèo lên để có thể chống chọi lai với thời tiết bất lợi

Nếu thời tiết thuận lợi thì không nói làm gì vì chẳng phải tưới
nhưng trời nắng to quá mà bầu khô thì tưới
Lấy bơm kim tiêm hút nước sạch bơm vào trong bầu, đồng thời chọc lỗ thoát nước để tránh trường hợp bị úng
Bọc giấy bóng cũng phải khéo thật chặt và kín thì hơi nước không bị thoát ra trong lúc nắng

nhận biết bầu đất khô hay ướt?

Kinh nghiệm bản thân: kiểm tra bằng tay bóp vào bầu đất nếu thấy cứng đanh thì đã quá khô.
Hoặc nếu mềm thì yên tâm. 

thời điểm thích hợp chiết cành hoa hồng

Vì khí hậu từng vùng miền khác nhau nên không có sự đồng nhất: vậy thống kê với miền bắc như sau
  • Tháng 11 đến tháng cho đến tháng 3 âm lịch, đó là thời điểm thích hợp nhất để chiết hoa hồng. Bạn cứ nhớ vào cuối thu và mùa xuân là được 
  • Tháng 5, 6, 7 âm lịch là mùa hè: thời tiết nắng to, mưa nhiều nên không chiết hoa hồng vào thời điểm này 
  • Những tháng mùa thu: khô hanh nên hạn chế 

những sai hỏng khi chiết cành hoa hồng

  • Có nhiều nguyên nhân: do khoanh vỏ chưa được sạch 
  • Hoặc không chọn vị trí như đã đề cập ở phần trên cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh rễ 
  • Chọn sai thời vụ nhân giống hoa hồng
  • Chất bó bầu không đảm bảo, hoặc bị nhiễm nấm mốc 
  • Pha các loại thuốc kích rễ sai cách 
  • Vv..  nhiều nguyên nhân .. nhưng bạn yên tâm hãy cùng khám phá tiếp khắc phục triệt để cho cây hoa hồng ra rễ 100%
hướng dẫn kỹ thuật chiết hoa hồng
Ảnh minh họa : đạt chuẩn khi chiết hoa hồng bằng rễ bèo 

cách chiết cành bằng rễ bèo

Những dụng cụ như dao sắc, kìm, kéo, rễ bèo, dây buộc, túi nilon,...thuốc kích rễ v v.. là những dụng cụ cần thiết rồi
Nhưng mà đây mới là dụng cụ chiết cành hoa hồng 
việc khoanh vỏ và chiết cành là nột hành động lặp đi lặp lại vô cùng nhàm chán nên là cố gắng đừng vội
Giờ đến khoanh vỏ để chiết hoa hồng: hãy chọn dụng cụ dao sắc mới để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn các bệnh sùi cành
Vết khoanh ngọt cách nhau 2 centimet đến 3 centimet. Dao mới nên vết khoanh sắc lẹm, và không bị trầy xước như cóc gặm
Bạn lấy phần mũi dao lẫy phần vỏ ra và để lại phần gỗ trắng

Bạn phải chú ý đến phần gỗ trắng đấy nhé, đừng xót. Nếu vẫn còn 1 tý vỏ xanh nào là nó liền lại không ra rễ đâu

Nếu bóc vỏ mà cảm thấy phần thân cây chỗ đó có nhựa dính tay thì bạn lấy dẻ khô lau sạch phần thân đó đi nhé 
Nếu khó bóc thì kiên trì nạo sạch đến phần lõi gỗ

Tóm lại phần này: khoanh 2 vòng sắc ngọt khoảng cách nhau 3 cm và nạo sạch

thời gian bó bầu

theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì cứ khoanh hàng loạt, nếu thuận lợi thì hôm sau bó bầu cũng được, yên tâm nhé!

Cây hoa hồng nó khỏe lắm, như thế nó không chết được đâu. 
Có khi nào khoanh xong mà ngọn cây bị héo ? 
Trừ khi bạn khoanh chỗ quá non thôi chứ chưa bao giờ mình thực hành xong mà thấy ngọn bị héo

Một cây hoa hồng được bao nhiêu bầu chiết? 

Điều này tùy thuộc vào kích thước tán cây, sức khỏe của cây mẹ như thế nào để cho ra ước tính số lượng bầu chiết cho phù hợp. 
Hôm trước có xem ảnh một cây hoa hồng của một bạn trong fb. Nhìn mà thương cái cây mẹ thấy chi chít bầu chiết.
Kiểu này khi chiết xong thì chắc cây hoa hồng mẹ cũng chết luôn

Cứ tưởng tượng cây hoa hồng nó như con người. Khi người phụ nữ mang bầu thì sinh 7 đến 8 đứa nheo nhóc.
Thì mẹ nào có sữa cho con?

Hoa hồng cũng thế. Khi bó bầu để tạo ra cây con thì cũng vừa phải thôi, 2 đến 3 bầu/trên 1 cây thôi, đợi cây mẹ hồi phục rồi lại chiết tiếp vội gì

chiết hoa hồng cổ sapa bằng rễ bèo

Nói cho nó sang cái "mồm" vậy thôi chứ chiết hoa hồng cổ sapa bằng rễ bèo và bó bầu bằng đất thì tỷ lệ ra rễ là như nhau
Không có gì là trênh lệch nhau nhiều lắm đâu
Mục đích của bó bầu là giữ ẩm và tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho rễ phát triển, từ đó tạo ra cây con mới

Bạn có rễ bèo phơi khô, xong ngâm nước trở lại khoảng 15 đến 20 phút sau đó thì bó vào 
Còn nếu muốn bó bầu bằng đất thì tỷ lệ phối trộn của mình như sau 
  • 30 %rễ bèo hoặc rơm hoai mục 
  • Phối trộn với 70 %đất vườn 
không cần biết các nhà vườn họ phối trộn tỷ lệ như nào? có thể còm men cho mình chút thông tin nhé

Chú ý: đất vườn có thể là đất pha cát hoặc đất thịt (có tỷ lệ keo sét) chỉ trộn với rễ bèo thôi nhé.
Không trộn thêm bất cứ thứ gì: đừng cho phân gà, npk vào là hỏng hết. 

pha thuốc kích rễ như thế nào? 

Có nhiều giống hoa hồng bản địa, ngoại nhập và thêm vào đó lại có nhiều kiểu hình leo, bụi, và rủ.
Vì vậy cây hoa hồng có những loại rất khó nhân giống, ngược lại thì có những cây rất dễ nhân giống.
Ví dụ: với hồng leo tường vy ở điều kiện thuận lợi các cành phía chãng tự ra rễ, có thể ấp cho nó ít cỏ sau đó vài hôm là có cây mới hoặc vít sát xuống đất và lấy que ghim chúng lại để có một bụi hồng leo tường vy "siêu to khổng lồ"

Vậy theo nhận định cá nhân thì: hồng leo là dễ chiết nhất, sau đó đến bán leo và bụi..
điều đó còn tùy thuộc vào giống nội hay ngoại nữa. 
Khi chiết cành hoa hồng không cần cho thêm bất cứ thứ gì vào đâu.
Cứ làm bình thường tự tin lên nhé!. 
Đồng ý là trên thị trường có rất nhiều các chất kích thích sinh trưởng để pha thêm vào trong quá trình chiết cành.
Ở nhà của mình có một lô các chất kích thích mọc rễ của tây tàu đủ cả nhưng chẳng mấy khi dùng
chiết hoa hồng như thế nào
Bọc bó bầu khi chiết hoa hồng như thế này 

Bó bầu như thế nào và những chú ý kèm theo

Bạn làm từ tốn nhẹ tay thôi, tránh vội vàng là bị gai đâm. Lấy bấm móng tay vặt hết mấy cái gai xung quanh đi thì lúc thao tác nhàn hơn hẳn đấy
Với rễ bèo ngâm 15 đến 30 phút trong nước sạch giờ vớt lên và nắm một lực vừa đủ
đừng vắt kiệt quá thì lại bị khô. (rễ cũng khó mọc)
Với bầu đất thì trộn dẻo là được
Yêu cầu: bầu bó tròn đều, đẹp không vặn vẹo méo mó và phải phủ kín chỗ khoanh vỏ 
Sau đó lấy giấy bóng cuộn vào và lấy dây buộc chặt kín 2 đầu.
Điều này nhằm đảm bảo cho bầu cây có độ ẩm bão hòa ở mức ổn định rễ cây mới phát triển được

Một chú ý quan trọng nữa là: hãy chuẩn bị giấy bóng tối màu nhé, màu đen là tốt nhất
Có nhiều người trong hội và ngay cả mình ngày trước cũng vậy thích giấy bóng có màng trong để 20 ngày sau tiện thể quan sát được rễ nó mọc thấy vui mắt
Nhưng rễ cây nó sợ ánh sáng, trong ánh sáng có các tia tử ngoại sẽ phá hủy sự phát triển của rễ non
Hiểu nôm na là vậy: 
Cần tạo điều kiện như môi trường đất thì rễ cây mới phát triển tự nhiên được 
  • Lá cây và thân có tính hướng dương và thích ánh sáng 
  • Còn rễ có tính hướng âm và sợ ánh sáng 
Điều này giải thích vì sao đôi lúc với những bầu nằm ngang thì rễ cây trong đó có sự phát triển không đồng đều, nó ra rễ lệch nửa một bên
Hoặc với những cây hồng leo, khi bó bầu nó trĩu xuống, vậy rễ cây sẽ phát triển ngược trở lại. Để tuân theo hướng của trọng lực.

thay thế rễ bèo bằng giá thể khác

rễ bèo chúng chẳng có chất gì cả.
Mà mục đích của chúng là giữ độ ẩm, có độ ph trung tính, trong môi trường nghèo dinh dưỡng nên cây hoa hồng mới phát triển và ra rễ

Có nhiều cách khác như chiết hoa hồng bằng đất tribat hoặc là phân giun quế với xơ dừa 

Nhưng theo quan điểm cá nhân: xơ dừa nhanh mất độ ẩm, độ ph thấp nên tính axit cao. Vì vậy sẽ không tốt bằng rễ bèo

điều kiện thời tiết khí hậu

Việc lựa chọn thời vụ để tiến hành chiết như đã nói ở phần đầu cũng góp một phần vào sự thành công của bạn
Giấy bóng để bó bầu cần được buộc kín và chặt 2 đầu. Nếu nước mưa ngấm vào thì bạn nên chọc những lỗ thoát nước phía cuối bầu 

Việc cần làm sau khi bó bầu xong là chăm sóc cho cây mẹ khỏe mạnh để có thể lấy sức ra rễ cho bầu con

Khi nào thì mới cắt ra để trồng? 

Thời gian cho ra rễ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, tình trạng sức khỏe của cây mẹ, chất bó bầu vv..
Nhưng sau khoảng 20 ngày bạn kiểm tra bầu chiết
Từ ngày thứ 20 đến ngày 30 rễ ra đều màu trắng, hoặc có chiều hướng hơi ngả sang màu vàng thì tiến hành cắt ra khỏi cây mẹ để trồng cây mới

Chú ý : khoảng thời gian sáng hớm hoặc chiều mát nhé. Kéo sắc sạch khuẩn, vết cắt dứt khoát. Sát với phần dây buộc phía dưới bầu

Khi bóc túi bầu đen ra cũng chú ý đừng lay động nhiều kẻo đứt rễ, nhớ nhẹ nhàng thôi vì rễ cây còn yếu 

Những pha ngỡ ngàng khi bóc bầu chiết: có những lúc bóc giấy bóng đen ra thì không có rễ, toàn bộ chỗ khoanh bị xám đen (hỏng) 
Hoặc có bầu lại chỉ có những vết sùi trắng nhưng không tạo rễ
Hoặc có mầm cây mọc phía trong bầu, do nguyên nhân chưa rõ
Nguyên nhân của những hiện tượng này: do khoanh vỏ quá gần nhau, không nạo sạch, bó bầu lỏng lẻo để nước mưa ngấm vào dẫn đến thối rễ.... vv

chú ý khi trồng

Ngày đầu cần che chắn cẩn thận nếu có nắng to, cần có que cố định cây nhé !vì rễ  cây còn yếu nếu gặp điều kiện như gió và ngoại cảnh tác động sẽ làm hư rễ

chăm sóc cành chiết

Vì chiết cành là lấy đi phần sinh trưởng khỏe mạnh và vẫn đang trong thời kỳ ra hoa.
Điều này thường thấy khi khoanh vỏ bó bầu trong thời gian đợi ra rễ  20 -30 ngày sau thì bên trên lại ra hoa 
Bạn có thể ngắt hoa đi

Khi trồng cây chiết cành mà bó ra hoa sớm bạn nên ngắt nụ đi. Hạn chế ra hoa vào thời điểm này. Giảm hàm lượng kali
Tăng cường bón phân có hàm lượng đạm cao như phân bón cá, chế phẩm đậu tương ngâm

So sánh chiết cành với giâm cành

Bạn thấy đấy nếu như giâm cành hoa hồng bắt đầu từ cắt một nhánh của cây mẹ. Sau đó cho nó sống động lập ngay từ ban đầu thì cần một khoảng thời gian khá dài để cây có thể phát triển thân và cành lá, và sau đó mới có thể ra hoa được

Còn chiết cành là: lấy được phần thân to, đường kính cành như ý và có thể cho hoa luôn.
Nhưng đừng tham quá nhé, chỉ chiết với những cành khoảng bằng cái bút bi trở xuống.
Nếu chiết cành to quá thì khi tách rời ra trồng, bộ rễ còn yếu, nó không thể cung cấp đủ chất cho bộ khung to được

Lời tạm kết về phương pháp này

Bạn đã khám phá cuốn bí kíp chiết cành hoa hồng tuyệt đỉnh
Hi vọng bạn có những giây phút ý nghĩa, thoải mái và có thêm kinh nghiệm nhân giống hoa hồng nhé
Xin chào và hẹn gặp lại....!

Đăng nhận xét

3 Nhận xét

  1. Đọc tới đoạn xong con ong ko nhịn đc cười... :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi đi đu đưa mà . Phải thế mới chịu 😆
      chiết cành hoa hồng bằng rễ bèo đơn giản . Sợ nhất là trời mưa nước nó ngấm vào

      Xóa