Độc Chiêu Tiêu Diệt Tận Gốc Rệp Trên Cây Hoa Hồng

Mùa xuân thời tiết thuận lợi, là thời điểm cây hoa hồng cho bông đẹp nhất...
cũng là lúc bọn rệp hoa hồng bùng phát trở lại.

mấy con rệp hoa hồng chết tiệt chả biết chúng nó từ đâu tới.

Rồi lén lút mò vào vườn xong là cứ thế sinh đẻ theo cấp số nhân 
Chỉ có mấy hôm thôi mà chúng nó đã bu chi chít quanh những đọt non, phía mặt trước và sau của lá, cả phía nụ hoa nữa.
rệp hoa hồng
Hình ảnh rệp gây hai trên hoa hồng, kiến bảo vệ và bọ rùa ăn rệp
Khổ thân mấy cây hoa hồng ngoại, mua rõ đắt tiền mà bọn rệp chúng nó đâu có tha.
Nhìn bọn rệp gớm cứ như là hạt vừng dính trên những ngọn cây hoa hồng như thế này thì làm sao mà ra bông đẹp được.
Chưa biết chừng còn đi phăng teo cả cây luôn ý chứ

Mà phun thuốc trừ sâu đậm đặc thì sợ chết mầm non, còn pha loãng thì chúng nó vẫn sống nhe răng xong 2 đến 3 hôm sau nhờn thuốc tái phát trở lại.
Nhưng mà bạn cứ yên tâm không phải quá lo lắng nhé vì mọi vấn đề đều có cách giải quyết.
{tocify} $title = {Mục lục bài viết}
  • Đảm bảo là hạ gục nhanh tiêu diệt gọn 
  • Thổi bay các loại sâu giận rệp trong một nốt nhạc 
  • Trả lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho những cây hoa hồng 
  • An toàn và thân thiện với môi trường, được Bà con nông dân yên tâm sử dụng 
thuốc trị rệp hoa hồng
Một số thuốc trừ sâu phòng trừ rệp muội hoa hồng 

Hôm nay dưới bài viết này, mình sẽ chia sẻ những phương pháp ngăn ngừa và điều trị rệp muội cực ngầu trên cây hoa hồng nhé! 
Wow cùng kéo xuống phía dưới khám phá ngay thôi!
Chơi hoa hồng là việc của bạn. Còn diệt trừ bọn rêp vừng này thì cứ để tớ lo

Rệp hoa hồng là con gì?

Video 3ntv nói về rệp trên cây cà phê

Mặc dù video trên nói về con rệp muội trên cây cà phê nhưng nó hoàn toàn giống với hình dáng và cách thức gây hại trên cây hoa hồng trong vườn của nhà mình. 
Vậy là đã xác định được đúng tên gọi của loài sâu bệnh này rồi. 

Tên gọi rệp muội gây hại trên cây hoa hồng 

Rệp muội gây hại trên cây hoa hồng là một loài côn trùng có tên khoa học là aphidoiae 
Ở việt nam: bà con nông dân thường gọi chúng với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền
Ví dụ: rệp cây, rầy mềm, rệp vừng ( vì thân hình chúng khá giống vơi hạt vừng ) hoặc rệp muội ( vì chúng thải ra chất thải và nấm phát triển tạo lớp muội đen trên lá ) 

Mô tả đặc điểm nhận dạng và hình dáng của con rệp gây hại trên hoa hồng

hình ảnh con rệp phá hoại trên cây hoa hồng
Hình ảnh rệp trên cây hoa hồng 

Rệp muội gây hại trên cây hoa hồng, chúng là những con côn trùng có hình dáng rất nhỏ, giai đoạn nhộng non cỡ 1milimet, đến khi trưởng thành có kích thước lớn hơn cỡ 3 mili ( hình dáng tựa như hạt vừng ) tùy theo vòng đời và loại cây trồng mà chúng gây hại nên có màu sắc khác nhau. Từ xanh tới vàng, nâu, đen tím trắng... 

Với những con nhỏ không có cánh và di chuyển chậm chạp, những con trưởng thành mọc cánh và có thể bay được . Chúng phát tán nhờ gió hoặc các loài cộng sinh để lây lan sang cây khác. 

Vị trí gây hại và thời điểm bùng phát dịch

Trái với mùa khô: những con rệp vảy nến gây hại trên hoa hồng  hoặc nhện đỏ đã đã lắng xuống . Theo như quan sát của mình thì Vào mùa vụ ( đông xuân hoặc xuân hạ ) là thời điểm bùng phát dịch bệnh rệp vừng nhiều nhất 
Thời điểm mà cây hoa hồng cũng đang phải chống trọi với bệnh phấn trắng
Có thể bạn sẽ xem thêm bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng  là gì? 
Vị trí gây hại của rệp: thường tập trung gây hại cục bộ xung quanh các đỉnh ngọn của mầm, chồi no , cuống hoa và phía mặt trước và sau của lá non....
rệp hoa hồng là con gì
Vị trí rệp gây hại tại cuống hoa hồng 

vị trí rệp hoa hồng tàn phá
Hình ảnh lá ngọn non của hoa hồng bị rệp ấp hút nhựa


Tác hại của rệp hoa hồng

Do chúng có tập tính chích hút nhựa cây để làm thức ăn. Nên cây hoa hồng khi bị chúng phá hoại thì những búp non ngừng sinh trưởng, hoa không nở được bình thường mà thay vào đó bị méo mó biến dạng, xấu mã 
Và đặc biệt những cái lá mà bị rệp ấp thì bao giờ cũng bị một lớp muội đen do nấm phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của cây hoa hồng 
Không những thế rệp còn truyền các loại viruts nấm bệnh sang cây. Nên cây hoa hồng khi bị rệp tấn công thì rất dễ mắc kép các loại bệnh khác 

Chính vì vậy rệp không những chỉ làm giảm năng xuất mà còn làm giảm chất lượng của cây hoa hồng. Gây ảnh hưởng tổn thất đến kinh tế. 
Thời điểm hoa hồng cho bông để phục vụ các dip lễ tết vào mùa xuân. Mà dính phải rệp thì coi như là xác định phải chữa kịp thời 

Vòng đời và quá trình sinh sản của rệp hoa hồng 

Mình đã khảo sát và chụp ảnh nó từ lúc là một con ấu trùng sơ sinh, tới lúc trưởng thành lớn khôn đủ lông đủ cánh bay đi để gây hại cho những cành hồng khác. Nhìn chung chúng có vòng đời ngắn chỉ khoảng trong vòng từ 7 đến 14 ngày ( vòng đời tùy theo nhiệt độ môi trường ) 
Mùa xuân nắng ấm chỉ 7 đến 9 ngày 
Mùa lạnh vòng đời kéo dài hơn tới 14 ngày. 
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng chúng lại rất thành công và chiếm ưu thế về quá trình sinh sản 

Chúng có thể sinh sản hữu tính và vô tính. Tức là vừa có quá trình ghép đôi giữa 2 cá thể rệp. Nhưng bản thân mỗi con rệp cũng tự có 2 giới tính và chức năng sinh sản vô tính chiếm ưu thế hơn 
Ôi con rệp này lằng nhằng lắm 😊
Thay vì đẻ trứng như những con côn trùng khác , thì rệp lại bỏ qua giai đoạn đẻ và ấp trứng . Mà chúng sẽ đẻ con  và sinh sản theo cấp số nhân . 

Chính vì lý do đó mà chỉ cần trong một thời gian ngắn nếu không để ý kịp thời thì vườn hoa hồng nhà bạn có thể bị rệp tấn công cắn phá. 

sự cộng sinh của rệp với kiến

rệp cây sống cộng sinh với kiến
Rệp thường sống cộng sinh với kiến 
hoa hồng bị rầy xanh
Kiến bảo vệ rệp và là tác nhân truyền rệp đi xa

Một sự tinh vi về sự phát triển của rệp đó là chúng lại sống cộng sinh với kiến , theo như quan sát của mình thì có rệp là có kiến bảo vệ và chăm sóc cứ như là mẹ chiều con vậy 

Khi chích hút nhựa cây thì chất thải của rệp lại thu hút kiến, có thể nó ngọt kiểu có đường nên kiến thích làm thức ăn, hoặc rệp tiết ra giống với kiến chúa. Nên nó vô tình được kiến bảo vệ 
Khi rệp đã chích hút làm khô héo ngọn cây rồi thì kiến lại vận chuyển rệp tới những cây hoa hồng khác và tiếp tục quá trình gây hại. 

Bọ rùa và facewing Những loài thiên địch

Trong tự nhiên thì rệp lại là thức ăn cho một số loài côn trùng khác, có thể kể đến như bọ rùa ăn rệp hoặc con vật vờ ( chuồn cỏ ) 
Rệp cũng bị một số loài nấm ký sinh tiêu diệt. 

Một số hình ảnh bọ rùa ăn rệp

Bọ rùa ( coccinellidae) là tên gọi của một loại côn trùng thuộc bộ cánh cứng, là loài có ích bảo vệ mùa màng , chúng có hình dạng giống với con rùa tí hon .kích thước nhỏ như hạt đỗ tương 
Điều đặc biệt và dễ nhận thấy nhất là chúng rất đẹp và dễ thương: 
Có thể kể đến như bọ rùa màu đỏ và chấm bi đen hoặc màu vàng với chấm bi đỏ, hoặc chấm bi vàng xanh ++kim tuyến ... vv 
bọ rùa ăn rệp bảo vệ cây hoa hồng
Hình ảnh con bọ rùa trên cây hoa hồng đang đi kiếm rệp để ăn
cách phòng trừ rệp xanh hoa hồng
Hình ảnh bọ rùa đang ăn rệp ở cây cỏ 

Hình ảnh bọ rùa đang lột xác
cách diệt rệp vảy hoa hồng
Ấu trùng bọ rùa ăn rệp 
Bọ rùa con đang bắt rệp 

Chúng được chia làm 2 loài: ăn lá cây và loài còn lại đi săn bắt rệp làm thức ăn.
Từ lúc là ấu trùng thích ăn rệp và khi lột xác thành bọ rùa vẫn thích tìm kiếm rệp để làm thức ăn
Bọ rùa là loài có ích bảo vệ mùa màng: đọc thêm về loài bọ rùa: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%8D_r%C3%B9a

loài côn trùng lacewing ăn rệp

Tiếp theo có một số hiểu lầm giữa hoa ưu đàm trong truyền thuyết của đạo phật và loài hoa giống như thế nở trong vườn cây nhà bạn

Mình chưa bao giờ nhìn thấy hoa ưu đàm, thực sự ảnh hoa ưu đàm mà các mẹ truyền tay nhau thực chất đó giống với trứng của loài chrysopidae hoặc đơn giản là con lacewing:

Dân ta thường gọi nôm na là con vật vờ. (Hoặc chuồn chuồn cỏ, bọ mắt vàng, sư tử ăn rệp, chó sói rệp, cô tiên ... vv ..)
phòng trừ rệp hoa hồng bằng côn trùng có ích
Con chuồn cỏ ăn rệp 
côn trùng ăn rệp

Hình ảnh lacewing đang bắt rệp 

Đọc thêm: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chrysopidae

Cũng giống như bọ rùa. Loài lacewing này cũng thích ăn rệp. Khi lớn chúng sẽ bay đi tìm kiếm cây hoa hồng có rệp và đẻ trứng lên bề mặt lá
Hình dạng trứng rất giống với hoa ưu đàm. 

Các loại nấm ký sinh tấn công rệp

Gọi là các loại thuốc trừ sâu sinh học ứng dụng, họ điều chế các loại nấm ký sinh trên cơ thể của rệp và khi phun thì rệp sẽ bị nấm giết chết. Trong một số chương trình 3ntv có nhắc đến ví dụ như: 
Chế phẩm sinh học: nấm beau veria hoặc metar hizium 
Những chế phẩm này không độc, nhưng mình thề là chỉ phun  cho rau cải, để hạn chế rệp mà thôi. Chứ phun cho hoa hồng mà rệp nó chết thì mình đi đầu xuống đất
Cần có một loại thốc trừ sâu mạnh hơn vì hoa hồng không ăn được nên cứ vô tư mà táng những loại thuốc cực mạnh. Tên thuốc sẽ được tiết lộ ở phần dưới đây

Hướng dẫn cách phòng trừ rệp

đề phòng trừ rệp trong tự nhiên: dựa vào các loài thiên địch để chống trọi với rệp.
Nhưng do quá trình sản xuất theo quy mô công nghiệp trồng hoa hồng thâm canh, và tập trung mật độ cây dày đặc
với sự lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
Dẫn đến rệp bị kháng thuốc, hơn nữa các loài sinh vật có lợi cũng bị tiêu diệt theo

Nên cách lấy mấy con bọ rùa rồi thả vào vườn không khả thi cho lắm

Cách tiếp theo là trồng luân canh hoa hồng.
Trái với thâm canh là sản xuất quanh năm trên một vùng đất một loại cây đặc thù. Thì giờ trồng luân canh.
Chỉ trồng vào một khoảng thời gian nhất định sau đó chuyển sang trồng những loại cây hoa màu khác để cho sâu bọ gây hại  với những loại cây hoa hồng sẽ không còn chỗ trú ngụ 
 Nghe có vẻ hợp lý nhưng mà các bác vùng chuyên canh hoa như mê linh vĩnh phúc, hoặc sa đéc đồng tháp. Mà đọc được những dòng này thì chả táng vào mặt cho
Hai cách trên không được rồi: vậy thì thử áp dụng dùng phân bón hoai mục, ưu tiên hữu cơ phân chuồng để bón cho hoa hồng 
Ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng của cây hoa hồng bằng cách tăng tỷ lệ NPK cân đối ra thì bạn nên dùng các loại phân có chữ TE đằng sau.( TE) là loại phân có chứa yếu tố vi lượng để giúp cho cây khỏe mạnh

Tạm gác lại chuyện phân bón
Để chống chịu với rệp thì Kèm theo bón lót phân lân nữa nhé. Sẽ giúp cho cây khỏe hơn 

Bạn cắt tỉa cành giúp cho cây hoa hồng thông thoáng, mật độ trồng thích hợp, tránh dày quá
Bản thân việc này cũng đã hạn chế được rệp và bệnh phấn trắng phát sinh vào thời điểm xuân hạ rồi đó 

Tránh tồn dư thực vật hữu cơ: đặc biệt là cỏ dại phía quanh gốc, là nơi để cho rệp trú ngụ, hoặc những cây xung quanh như rau củ, bắp cải, cafe, cam chanh, cây chè... cũng là nơi để rệp ẩn náu 

Thường xuyên phun phòng trừ các loại thuốc trừ sâu hữu cơ tự chế như: rượu gừng tỏi ớt thuốc lào... và các loại thuốc trừ sâu sinh học...vv
phun thuốc trừ sâu rệp hoa hồng
khương lê đang phun thuốc trừ rệp cho vườn hoa hồng 

Điều trị rệp bằng các loại thuốc trừ sâu

Khi vườn hoa nhà bạn bị rệp tấn công với mật độ cao dày đặc mà phương pháp phòng ngừa đã thất thủ thì cần phun thuốc trị rệp trên cây hoa hồng với hàm lượng và độ độc tính cao. Giới thiệu với bạn một số nhãn thuốc sau: 
ABAMECTIN /EMAMECTIN
BENZOATE ; BENFURA CARB
DIAFEN THIURION/ CHLORPYRY 
ACEPHATE ; THIAMETHOXAM
NITENPYRAM; ACETAMIRRID
SULFOXAFLOR +DẦU KHOÁNG 
chú ý: nên kết hợp với dầu khoáng DS98,8EC prtroleum spray oll 98,8% 
Mua thuốc trừ sâu uy tín tại đây
Tất cả các loại thuốc trên có kết hợp với dầu khoáng và các chất bám dính để tăng hiệu quả bám dính và thẩm thấu vào bên trong lớp biểu bì của cây hoa hồng và làm cho các loại rệp chết

Các loại thuốc này cũng điều trị rệp vảy nến rất hiệu quả
Một lưu ý nữa là: tránh phun một loại thuốc mà bạn nên luân phiên sử dụng nhé, để đề phòng rệp có thể nhờn và kháng thuốc trừ sâu 
Liều lượng và cách pha chế theo hướng dẫn trên bao bì.
Tần xuất phun cách nhau từ 10 đến 15 ngày. 

diệt trừ rệp để cây hoa hồng tốt tươi

Bạn vừa theo dõi bài viết về rệp gây hại trên cây hoa hồng mô tả khái quát về loài côn trùng này.
Và điểm danh một số thuốc phòng trừ đặc hiệu.

Chủ đề bài viết phần sau cực kỳ thú vị đó là rệp vảy nến một loài côn trùng gây hại có lớp sáp bảo vệ và cực kỳ cứng đầu

Hãy lưu lại tài liệu này hoặc chia sẻ bài viết tới bạn bè của bạn nhé 

Xin chào và hẹn gặp lại !

Đăng nhận xét

0 Nhận xét