Những bông hoa hồng như càng rực rỡ trước cái nắng đầu mùa hè, ngày đầu tiên của tháng 5
Hôm nay nhận được câu hỏi của bạn yêu hoa hồng
" hoa hồng nhà mình bị sâu đục thân, chắc lây bệnh từ cây mít nhà hàng xóm bên cạnh
vậy cho mình hỏi nguyên nhân và cách bắt mấy con sâu đục thân hoa hồng này được không?
Câu hỏi của bạn cũng là mối quan tâm nhiều nhất của người yêu hoa hồng trong thời gian qua
Để trả lời câu hỏi này. Xin mời bạn cùng với mình tham khảo bài viết này nhé
Không chỉ tìm thấy ở nông thôn mà còn rất dễ kiếm ở các cửa hàng bán vật liệu xây dựng
giá thành 1 túi vôi keo nước cũng rất rẻ ( khoảng hơn 10 nghìn đồng/ 1 bịch )
Bạn đổ ra chậu nhựa , sau đó phơi nắng cho hơi nước bay bớt đi
sau 3 -4 ngày, bạn sẽ có loại vôi keo đậm đặc ( đặc quánh như kem đánh răng )
sau đó dùng " chổi lông lợn -chổi quét sơn " quét vôi lên phần thân cây hoa hồng
24 giờ sau , vôi khô và sẽ tạo thành lớp bảo vệ vững chắc , tránh được sâu bệnh rất hiệu quả , mà lại khá đơn giản phải không bạn .... ?
Trồng và chơi hoa hồng là một thú chơi tao nhã , và có vẻ như cây hoa hồng bị khá nhiêu loài sâu bệnh
ví dụ như :
Phun ướt thân cây , tán lá từ độ cao 1,5m trở xuống gốc , để cây gây độc cho bọ xén tóc ,
đồng thời sẽ diệt trứng và sâu non khi nở
Lịch phun 10 - 15 ngày
Với những gốc to cổ thụ , nếu phát hiện sớm . Chữa trị kịp thời vẫn có thể cứu được cây mà không phải cắt bỏ
bạn có thể bơm thuốc độc vào kim tiêm sau đó chích vào phần lỗ trên thân cây
thuốc độc có mùi sốc và bay hơi . Sẽ xông khí , sâu bị ngộ độc và chết
sau đó bít lỗ sâu đục thân bằng sáp nến , hoặc vôi keo
Bạn không nên lấy dây thép li để chọc vào thân cây
bạn nghĩ rằng làm như thế có thể sâu sẽ chết , nhưng thực ra cách đó lại làm tổn hại đến thân cây
vì lỗ sâu đục không theo đường thẳng , mà theo đường zich zac
nên cách chọc dây thép vào thân cây không hiệu quả cho lắm
Hôm nay nhận được câu hỏi của bạn yêu hoa hồng
" hoa hồng nhà mình bị sâu đục thân, chắc lây bệnh từ cây mít nhà hàng xóm bên cạnh
vậy cho mình hỏi nguyên nhân và cách bắt mấy con sâu đục thân hoa hồng này được không?
Câu hỏi của bạn cũng là mối quan tâm nhiều nhất của người yêu hoa hồng trong thời gian qua
Để trả lời câu hỏi này. Xin mời bạn cùng với mình tham khảo bài viết này nhé
Sâu đục thân hoa hồng là ấu trùng của loài xén tóc |
- Dấu hiệu nhận biết sâu đục thân trên cây hoa hồng
- Hình dạng -vòng đời -và tập quán gây hại
- Nguyên nhân gây bệnh
- cách đề phòng sâu gây hại cực kỳ đơn giản, áp dụng ngay tại nhà
- hướng dẫn cách chữa trị và một số loại thuốc đặc hiệu
Những dấu hiệu đầu tiên nhận biết sâu đục thân trên cây hoa hồng
có thể nói rằng sâu đục thân hoa hồng hoạt động rất tinh vi, trong khoảng thời gian một tuần đầu tiên thường không có biểu hiện bệnh
vì lúc này sâu mới nở nên còn bé
Chúng ăn lá non và mầm non phía ngọn. Sau đó mới di chuyển xuống phần thân cành, hoặc gốc, để khoét lỗ đục vào thân cây
cho nên sáng sớm thức dậy, bạn quan sát thấy thân cây hoa hồng vẫn tươi tỉnh
Nhưng đến tầm trưa thì hoa hồng bị héo ngọn
số ngọn héo tùy thuộc vào vị trí gây hại của sâu
có khi 1/3 tán cây, có khi nửa tán cây, hoặc nếu sâu đục phần sát gốc, thì cả cây sẽ bị héo
Mặc dù mới chớm hè, trong khi đó những cây hoa hồng khác vẫn xanh tốt, đó là dấu hiệu đầu tiên rất đáng nghi ngờ
Khoảng thời gian từ chiều đến tối, khi nhiệt độ giảm so với ban ngày
đến đêm sâu ngủ và thôi cắn phá. Những ngọn héo lại được bù nước, tươi tỉnh trở lại.
quá trình này cứ tiếp diễn lặp lại trong những ngày tiếp theo
Sang đến tuần thứ 2: sâu đã lớn, khả năng gây hại nhiều hơn, chúng đục vào thân cây, cắn phá phần lõi gỗ
Làm cho cây bị tổn thương, và không thể vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng nuôi thân và cành lá, tán lá có biểu hiện khô vàng, hoa hồng bị khô cành
Lúc này sâu đã trưởng thành, bạn có thể nhìn thấy phân của chúng (phân là mạt gỗ do sâu tiêu hóa và thải ra qua lỗ đục ở thân cây hoa hồng)
phân sâu có màu vàng hoặc nâu đen (như những viên cám chim ) rơi xung quanh gốc
khi nhìn thấy những dấu hiệu trên thì cây hoa hồng nhà bạn đang ở trong trạng thái nguy hiểm (thời kỳ giữa của bệnh) rồi đó
tập quán gây hại của sâu đục thân trên cây hoa hồng
Sâu đục thân trên cây hoa hồng chính là ấu trùng của họ hàng nhà xén tóc
và chúng có rất nhiều loài, trong đó có loài gây hại trên thân cây hoa hồng, đậu đỗ, sắn dây, nho , bưởi mít xoài và một số cây gỗ nhỏ
Hình dạng của sâu đục thân hoa hồng
Xén tóc thuộc họ bọ cánh cứng, đặc trưng bởi ăng ten " râu " dài quá phần thân người
nhìn con xén tóc với cái mắt to thô lố và râu từng đốt luôn ngọ ngoạy ...
phần đầu có hàm răng kiểu gọng kìm dùng để phá hoại cây trồng
thức ăn của xén tóc rất đa dạng, tùy theo vòng đời, nhưng chủ yếu là tiêu hóa xen- lu -lô -zơ
có loài thích phá cây gỗ khô mục
Một số khác thích phá cây gỗ tươi
Xén tóc khi trưởng thành đẻ trứng vào nách lá hoa hồng |
Hình ( kiến cánh ) một dạng sâu đục thân mới trên cây hoa hồng |
Vòng đời và tập quán gây hại của sâu đục thân hoa hồng
chia làm 3 giai đoạn chính:
- trứng: nhỏ. Màu trắng trong, hoặc nâu đen
-Ấu trùng sâu: giai đoạn ấu trùng của xén tóc, tùy từng loài mà thời gian có thể nhanh hoặc lâu ( có những loài xén tóc có thể mất 18 tháng mới hóa nhộng )
ấu trùng sau khi nở thành sâu con , ẩn náu ở nách lá , khe nứt vỏ cây , chúng ăn phần biểu bì , vỏ cây , ngọn non
ấu trùng sau khi nở thành sâu con , ẩn náu ở nách lá , khe nứt vỏ cây , chúng ăn phần biểu bì , vỏ cây , ngọn non
Sau đó sẽ bò xuống phía cành , hoặc gốc . Để đục lỗ vào phần thân cây (phá hoại thường theo hướng từ trên xuống phần gốc cây )
Sâu trưởng thành màu nâu đỏ . Khích thước khoảng 2-3 cm
Sâu đục lỗ làm hang ổ trong thân cây , thức ăn của chúng là phần lõi gỗ
sau khi tiêu hóa và thải phân qua lỗ nhỏ ở thân cây hoa hồng
Dẫn đến tình trạng có thể chết cây
gây tổn thất rất lớn . Ví dụ như cây hoa hồng cổ hải phòng chăm 3 năm , đang tạo dáng tree rose rất đẹp , bị sâu phá sát gốc , tiếc đứt ruột .
Quyết tìm bằng được sâu :
Tìm bắt sâu đục thân |
Dấu vết tàn phá của sâu đục thân trên cây hoa hồng |
Cành hoa hồng sâu đục thân tàn phá |
bắt được con sâu béo tròn cứ ngọ ngoạy trong lòng bàn tay
Trong điều kiện bình thường nó rất khó di chuyển
nếu cầm mạnh chúng sẽ nhè ra nước đen ở mồm ra để trả vờ chết
Giai đoạn trưởng thành xén tóc
Chui ra khỏi thân cây, lột xác biến thành xén tóc, bay đi và tiếp tục đẻ trứng lên thân cây hoa hồng
để hoàn thành vòng đời
Những nguyên nhân khiến hoa hồng nhà bạn dễ bị sâu đục thân
Vườn hoa hồng nhà bạn rậm rạp , nhiều cỏ dại , là nơi thuận lợi cho nhiều loại bọ cánh cứng và một số loại sâu hại phát triển
nguyên nhân do môi trường gần nhà bạn : nơi có nguồn gỗ khô lâu ngày , tạo điều kiện cho xén tóc làm tổ
Cách đề phòng sâu đục thân cực kỳ đơn giản , áp dụng ngay với cây hoa hồng của bạn hôm nay nhé
- Để tránh sâu đục thân trên cây hoa hồng bạn cần vệ sinh vườn thông thoáng , sạch cỏ dại , để thuận tiện cho việc theo dõi , kiểm tra , chăm sóc cây
- cắt tỉa cành tạo độ thông thoáng
- Trong vườn có kiến vàng : chuyên đi tìm bắt sâu về làm thức ăn
- cắt tỉa thường xuyên những cành khô , để tránh dẫn dụ bọ đến đẻ trứng
- bón phân cân đối , tránh thừa đạm
tiết lộ bí quyết cắt tỉa cành đúng cách
- Quét vôi keo định kỳ : để tạo lớp áo bảo vệ cho cây hoa hồng nhà bạn
Không chỉ tìm thấy ở nông thôn mà còn rất dễ kiếm ở các cửa hàng bán vật liệu xây dựng
giá thành 1 túi vôi keo nước cũng rất rẻ ( khoảng hơn 10 nghìn đồng/ 1 bịch )
Bạn đổ ra chậu nhựa , sau đó phơi nắng cho hơi nước bay bớt đi
sau 3 -4 ngày, bạn sẽ có loại vôi keo đậm đặc ( đặc quánh như kem đánh răng )
sau đó dùng " chổi lông lợn -chổi quét sơn " quét vôi lên phần thân cây hoa hồng
24 giờ sau , vôi khô và sẽ tạo thành lớp bảo vệ vững chắc , tránh được sâu bệnh rất hiệu quả , mà lại khá đơn giản phải không bạn .... ?
Trồng và chơi hoa hồng là một thú chơi tao nhã , và có vẻ như cây hoa hồng bị khá nhiêu loài sâu bệnh
ví dụ như :
sâu ăn lá hoa hồng
nhện đỏ vào mùa khô
cách diệt trừ bọ trĩ hoa hồng
bệnh phấn trắng mùa mưa ẩm.....
Các cách đặc trị sâu đục thân trên cây hoa hồng
Dùng thuốc bảo vệ thực vật chứa các hoạt chất sau
Cartap
Carbosulfan
Fipronil
Cloran troniliprole +thiametoxanpha theo nồng độ và khuyến cáo của nhà sản xuất
Phun ướt thân cây , tán lá từ độ cao 1,5m trở xuống gốc , để cây gây độc cho bọ xén tóc ,
đồng thời sẽ diệt trứng và sâu non khi nở
Lịch phun 10 - 15 ngày
Nếu chẳng may cây hoa hồng nhà bạn bị sâu đục thân phá hại khiến hoa hồng bị khô cành
Bạn cắt tỉa toàn bộ cành khô đem đi tiêu hủy
Cắt những phần thân rỗng , sau đó trẻ cành để tìm sâu
khi tiêu hủy bạn phải đảm bảo đủ lửa cháy đủ để thiêu chết sâu còn ẩn náu trong những cành tươi
bạn có thể bơm thuốc độc vào kim tiêm sau đó chích vào phần lỗ trên thân cây
thuốc độc có mùi sốc và bay hơi . Sẽ xông khí , sâu bị ngộ độc và chết
sau đó bít lỗ sâu đục thân bằng sáp nến , hoặc vôi keo
Bạn không nên lấy dây thép li để chọc vào thân cây
bạn nghĩ rằng làm như thế có thể sâu sẽ chết , nhưng thực ra cách đó lại làm tổn hại đến thân cây
vì lỗ sâu đục không theo đường thẳng , mà theo đường zich zac
nên cách chọc dây thép vào thân cây không hiệu quả cho lắm
Lời tạm kết về loài xén tóc , sâu đục thân hoa hồng
Tổn thất do sâu đục thân hoa hồng là cực kì lớn ,
vì khi phát hiện bệnh thường trong giai đoạn muộn
Còn một loại sâu đục thân nữa ( hình 4) sẽ được mình đề cập trong những chủ đề sau
Bạn muốn đóng góp ý kiến hữu ích để đề phòng và diệt loại sâu nguy hiểm này bằng cách.
để lại commen bình luận phía bên dưới
để lại commen bình luận phía bên dưới
0 Nhận xét